한국문학번역원 로고

KLWAVE로고

Sign in New account

TOP

Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc scrap

-

  • Author(s)

    Lim Hyung Taek임형택

  • Translator(s)

    Trần Thị Bích PhượngTrần Thị Bích Phượng

  • Publisher

    NHà Xuất bản Văn hóa-Văn nghệNHà Xuất bản Văn hóa-Văn nghệ

  • Country

    VIET NAM

  • Language

    Vietnamese(Tiếng Việt)

  • Year Published

    2018

  • Target User

  • Period

Description 작품 소개

"Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc" có nội dung hết sức phong phú với nhiều thể loại đa dạng như truyện kể dân gian, truyền kỳ, tiểu thuyết, dã đàm, mang đến cho người đọc một bức tranh tương đối đầy đủ về diện mạo của văn học cổ điển Hàn Quốc mà tập trung chủ yếu là văn học thời kỳ Joseon.

Đối tượng được phản ánh ở đây hết sức đa dạng, từ những hiệp khách, những hiếu tử, những tiết phụ đến những trang tài tử giai nhân, thậm chí cả những người ăn mày và ma quỷ. Tất cả đều được khắc họa một cách sinh động với những đường nét rõ ràng của những con người có tâm tư tình cảm và cá tính riêng biệt. Cuộc sống của họ như những mảnh ghép đa dạng giúp chúng ta phần nào hình dung được diện mạo của xã hội Hàn Quốc truyền thống.

Nếu như Ji Eun, người con gái hiếu thảo, Người quả phụ hiếu thảo nghĩa hiệp, Con sẽ thay cha ra chiến trường phần nào cho chúng ta biết về tư tưởng hiếu nghĩa của người Hàn thì Truyện nàng Seol, Truyện nàng Eun Ae, Truyện về người tiết phụ ở Hamyang, Truyện nàng Gil, Lời trăng trối của mẹ chồng lại cho chúng ta biết về tư tưởng tiết liệt cũng như sự thay đổi trong nhận thức của người Hàn về quan niệm này. Trong Lời trăng trối của mẹ chồng, trước lúc lâm chung người quả phụ đã tập hợp con cháu lại căn dặn rằng: “Trong trường hợp chẳng may phải trở thành quả phụ, nếu tự tin rằng mình có thể thủ tiết thờ chồng thì thủ tiết, bằng không thì nên thưa chuyện với người trên mà cải giá.” Đây quả là một phát ngôn vô cùng quả cảm ở thời đại tôn sùng sự tuẫn tiết và thủ tiết của người phụ nữ như một đạo lý cao quý, đặc biệt khi nó được thốt ra từ miệng một quả phụ trong gia đình quý tộc. Bởi theo luật lệ của Joseon, phụ nữ trong gia đình quý tộc nếu tái giá sẽ bị giáng cấp xuống làm dân thường, con cái sẽ không thể tham gia các kỳ khoa cử.

Trong Nữ hiệp khách, Truyện hiệp khách núi Odae, Truyện Jang Bok Seon, hình tượng người hiệp khách được khắc họa hết sức đa dạng, phản ảnh sự thay đổi nhận thức về hình tượng con người nghĩa hiệp. Đặc biệt trong Nữ hiệp khách, thông qua nhân vật nữ chính, tác giả An Seok đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ sống trong xã hội Joseon bị chi phối bởi tư tưởng đạo đức nho giáo.

Reference

NHà Xuất bản Văn hóa-Văn nghệ . "Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc", https://www.khaitam.com/van-hoc/van-hoc-the-gioi/tuyen-tap-van-hoc-co-dien-han-quoc. accessed 14 December 2023

Author Bio 작가 소개

"Tuyển tập văn học cổ điển Hàn Quốc" có nội dung hết sức phong phú với nhiều thể loại đa dạng như truyện kể dân gian, truyền kỳ, tiểu thuyết, dã đàm, mang đến cho người đọc một bức tranh tương đối đầy đủ về diện mạo của văn học cổ điển Hàn Quốc mà tập trung chủ yếu là văn học thời kỳ Joseon. Đối tượng được phản ánh ở đây hết sức đa dạng, từ những hiệp khách, những hiếu tử, những tiết phụ đến những trang tài tử giai nhân, thậm chí cả những người ăn mày và ma quỷ. Tất cả đều được khắc họa một cách sinh động với những đường nét rõ ràng của những con người có tâm tư tình cảm và cá tính riêng biệt. Cuộc sống của họ như những mảnh ghép đa dạng giúp chúng ta phần nào hình dung được diện mạo của xã hội Hàn Quốc truyền thống. Nếu như Ji Eun, người con gái hiếu thảo, Người quả phụ hiếu thảo nghĩa hiệp, Con sẽ thay cha ra chiến trường phần nào cho chúng ta biết về tư tưởng hiếu nghĩa của người Hàn thì Truyện nàng Seol, Truyện nàng Eun Ae, Truyện về người tiết phụ ở Hamyang, Truyện nàng Gil, Lời trăng trối của mẹ chồng lại cho chúng ta biết về tư tưởng tiết liệt cũng như sự thay đổi trong nhận thức của người Hàn về quan niệm này. Trong Lời trăng trối của mẹ chồng, trước lúc lâm chung người quả phụ đã tập hợp con cháu lại căn dặn rằng: “Trong trường hợp chẳng may phải trở thành quả phụ, nếu tự tin rằng mình có thể thủ tiết thờ chồng thì thủ tiết, bằng không thì nên thưa chuyện với người trên mà cải giá.” Đây quả là một phát ngôn vô cùng quả cảm ở thời đại tôn sùng sự tuẫn tiết và thủ tiết của người phụ nữ như một đạo lý cao quý, đặc biệt khi nó được thốt ra từ miệng một quả phụ trong gia đình quý tộc. Bởi theo luật lệ của Joseon, phụ nữ trong gia đình quý tộc nếu tái giá sẽ bị giáng cấp xuống làm dân thường, con cái sẽ không thể tham gia các kỳ khoa cử. Trong Nữ hiệp khách, Truyện hiệp khách núi Odae, Truyện Jang Bok Seon, hình tượng người hiệp khách được khắc họa hết sức đa dạng, phản ảnh sự thay đổi nhận thức về hình tượng con người nghĩa hiệp. Đặc biệt trong Nữ hiệp khách, thông qua nhân vật nữ chính, tác giả An Seok đã đưa ra một quan niệm khá mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ sống trong xã hội Joseon bị chi phối bởi tư tưởng đạo đức nho giáo.

User's Reviews 리뷰

There are no reviews.

Related Content 관련 콘텐츠